7 cách cải thiện bệnh xương khớp tự nhiên không dùng thuốc 

Các phương pháp chữa bệnh xương khớp tự nhiên, không dùng thuốc vừa cải thiện cơn đau hiệu quả, vừa an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người bị đau xương khớp có thói quen uống thuốc khi cơn đau tái phát nhưng không biết rằng, nếu tùy ý sử dụng có thể “rước” thêm bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao y học hiện đại khuyến khích người bệnh nên ưu tiên phương pháp lành tính, hạn chế dùng thuốc giảm đau. Dưới đây là 7 cách cải thiện đau xương khớp tự nhiên, phổ biến nhất hiện nay.

1. Sử dụng liệu pháp chườm nóng/lạnh

Đây là phương pháp dễ thực hiện, giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau xương khớp nhẹ. Thông thường, người bệnh nên bắt đầu chườm nóng trước, sau đó hãy tiến hành chườm lạnh.

1.1. Đối với chườm nóng

Bạn có thể tắm nước nóng hoặc thỉnh thoảng đi đến phòng tắm hơi để giúp các cơ được thư giãn, cải thiện triệu chứng đau nhức. Một biện pháp khác là sử dụng túi chườm nóng hoặc thiết bị sưởi ấm (chăn điện) để giúp giảm viêm và cứng khớp vào ban đêm.

Khi áp dụng liệu pháp chườm nóng, bạn nên điều chỉnh lượng nhiệt thích hợp (ví dụ không tắm bằng nước quá nóng) để phòng ngừa nguy cơ bị bỏng. Đồng thời, chú ý không chườm nóng trong khi ngủ hoặc chườm quá 20 phút.

1.2. Đối với chườm lạnh

Các mô sụn bị tổn thương gây ra tình trạng đau khớp, sưng đỏ và khiến việc vận động trở nên khó khăn hơn. Lúc này, chườm đá lạnh vào các khu vực bị tổn thương sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Lưu ý, không nên chườm lạnh trực tiếp mà phải quấn nước đá vào khăn mềm để chườm. Ngoài ra, không chườm lạnh quá lâu hoặc sử dụng nước đá ở các khu vực máu lưu thông kém.

2. Châm cứu

Theo y học cổ truyền, châm cứu là biện pháp khai thông khí huyết, giúp giảm đau tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Ở góc độ giải thích của khoa học, châm cứu kích thích cơ thể giải phóng hormone Endorphin (hay còn gọi hormone hạnh phúc), tăng cường lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hiện nay, châm cứu còn kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác, nhằm cải thiện bệnh xương khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

3. Vận động thể thao thường xuyên

Nếu bị đau xương khớp kéo dài, bạn nên tập thói quen vận động (tối đa 30 phút mỗi ngày) bằng những bài tập cường độ thấp như đi dạo, đạp xe, bơi lội hoặc tập thể thao dưới nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục đúng cách không chỉ giúp kiểm soát cân nặng ở mức ổn định mà còn duy trì tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh của nhóm cơ quanh khớp.

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý luyện tập đúng cường độ, không quá sức để tránh gây mệt mỏi, khiến tình trạng đau nhức xương khớp thêm trầm trọng.

4. Tập yoga để cải thiện bệnh đau xương khớp

Các chuyên gia cho biết, tập yoga thường xuyên giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp và giảm nguy cơ loãng xương. Nhiều tư thế trong yoga đòi hỏi bạn phải nâng toàn bộ trọng lượng của cơ thế, nhờ đó, phần xương dễ bị gãy trở nên khỏe mạnh và cứng chắc. Một nghiên cứu khác cho thấy, tập yoga còn giảm nồng độ cortisol gây stress, duy trì lượng Canxi trong xương, qua đó thuyên giảm cơn đau mỏi liên quan tới xương và khớp.

5. Vật lý trị liệu chữa bệnh xương khớp

Vật lý trị liệu là một nhánh của y học phục hồi chức năng, có công dụng làm dịu cơn đau, nâng tầm vận động của cơ thể. Hiện nay, vật lý trị liệu được chia thành hai hình thức, đó là vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động.

Hình thức chủ động của vật lý trị liệu bao gồm những bài tập được thiết kế riêng như bài tập giãn cơ, bài tập kết hợp với dụng cụ hoặc bài tập dưới nước, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện nhóm cơ bị yếu.

Hình thức bị động của vật lý trị liệu với trợ giúp từ thiết bị hiện đại (sóng xung kích, tia Laser, máy giảm áp) không chỉ chữa bệnh xương khớp cấp và mạn tính, liên quan tới thoái hóa cột sống – thoát vị đĩa đệm, mà còn rút ngắn thời gian điều trị, giúp người bệnh sớm trở về cuộc sống bình thường.

6. Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng và bệnh lý xương khớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung nhiều Canxi, vitamin D và hoạt chất Glucosamine trong khẩu phần ăn giúp tăng mật độ khoáng xương, phòng ngừa nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử, khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, cải xoăn, nên được bổ sung mỗi ngày để loại bỏ gốc tự do, cải thiện tình trạng viêm sưng.

Mặt khác, nếu ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn và đồ chiên rán có thể làm trầm trọng triệu chứng đau xương khớp. Chưa kể, các loại thực phẩm này còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, xơ vữa động mạch, huyết áp cao và nhiều biến chứng khác. Vì vậy, người bệnh cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp, kết hợp uống nhiều nước mỗi ngày để bảo vệ mô sụn khỏi nguy cơ bị phá hủy.

7. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)

Tại Mỹ và các nước phát triển, Trị liệu Thần kinh Cột sống là phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn, dựa trên nguyên lý hoạt động giữa hệ thần kinh và cột sống. Để cơ thể hoạt động bình thường, cột sống phải được sắp xếp đúng cấu trúc. Nếu một đốt xương bị lệch vị trí có thể tác động tới dây thần kinh đi ngang, từ đó gây ra tình trạng đau nhức.

Lúc này, áp dụng biện pháp nắn chỉnh bằng tay theo phương pháp Trị Liệu Thần kinh Cột sống, giúp đưa cấu trúc cột sống về đúng vị trí tự nhiên, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, qua đó chữa lành cơn đau cấp – mãn tính với độ an toàn và hiệu quả cao.

Hiện nay, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống trong chữa bệnh xương khớp. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ tại ACC có thể chỉ định kết hợp Chiropractic với phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS…) nhằm rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Trên đây là 7 cách tự nhiên không dùng thuốc, giúp cải thiện bệnh đau xương khớp mà bạn có thể tham khảo. Khi áp dụng những phương pháp trên, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của chuyên gia, kết hợp lối sống khoa học và ăn uống điều độ để duy trì hiệu quả chữa bệnh lâu dài, phòng ngừa nguy cơ thoái hóa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *