Cách cải thiện lưu lượng máu của cơ thể bạn

Lưu thông máu hay sự vận chuyển máu là quá trình tim bơm máu tới các cơ quan trên cơ thể của con người. Việc lưu thông máu tốt là rất quan trọng đối với sức khỏe của một người.

1. Lượng máu trong cơ thể

Lượng máu trong cơ thể một người bình thường tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, cân nặng…. Lượng máu tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể và đạt mức 70-80 ml trên một kilogam cân nặng. Lượng máu được giữ ở mức ổn định nhờ cơ chế điều hòa giúp cân bằng lượng máu được tạo ra bởi tủy xương với lượng máu mất đi hàng ngày. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu lớn do tai nạn hoặc do rối loạn chức năng sinh máu của tủy xương sẽ khiến cho việc cân bằng lượng máu trong cơ thể trở lên bất ổn định.

Lượng máu cũng liên quan trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi khi hoạt động thể lực hay khi mất nước do tiêu chảy lượng máu có thể giảm bởi tình trạng cô đặc. Những trường hợp bệnh lý thiếu máu do mất máu, suy tủy… có thể khiến lượng máu trong cơ thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng rối loạn chức năng nghiêm trọng, gây sốc mất máu hoặc thậm chí tử vong.

Ngoài lượng máu, lưu lượng máu cũng được xem là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các mô, cơ quan trong cơ thể. Lưu lượng máu được điều chỉnh ở mức ổn định nhờ tim, hệ tuần hoàn cùng hệ thống mạch máu có chiều dài lên đến gần 100.000 km chạy khắp cơ thể. Lưu lượng máu quá cao có thể dẫn đến tăng áp lực thành mạch, là nguy cơ của xơ vữa động mạch cũng như đột quỵ. Lưu lượng máu quá thấp có thể khiến các mô, cơ quan không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường

2. Cách cải thiện lưu lượng máu của cơ thể

Như đã trình bày ở trên, lưu lượng máu cũng có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Khi các chi không nhận được đủ lượng máu chúng trở lên tê, lạnh thậm chí xanh xao, thiếu sức sống. Tuần hoàn máu kém cũng có thể dẫn đến tình trạng da khô, giòn móng,rụng tóc và khiến các vết thương trở lên lâu lành hơn. Đối với nam giới, tuần hoàn máu kém còn là nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương

Chính vì những lý do trên việc đảm bảo lưu lượng máu ổn định là điều hết sức cần thiết. Vậy làm thế nào để cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể?

2.1. Không hút thuốc lá

Thành phần chính của thuốc lá kể cả thuốc lá điện tử hay thuốc lá không khói là nicotine, một chất có khả năng làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Khi các mạch máu xơ vữa, chung thu hẹp lại và khiến lưu lượng máu trong cơ thể giảm, không đảm bảo cung cấp đủ máu cho các mô, cơ quan. Nếu là một người nghiện thuốc, hãy thử áp dụng một số phương pháp cai thuốc hiện đại đã được chứng minh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cho cả những người xung quanh.

2.2. Thường xuyên kiểm tra huyết áp

Huyết áp quá cao có thể gây ra chứng xơ vữa động mạch làm giảm khả năng lưu thông máu. Luôn giữ huyết áp ở mức 120/80 mmHg hoặc thấp hơn một chút để đảm bảo một hệ tim mạch khỏe mạnh. Nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần mỗi tháng tại các cơ sở y tế hoặc sử dụng máy đo huyết áp cá nhân tại nhà.

2.3. Uống nhiều nước

Nước chiếm đến 50% thành phần của máu trong cơ thể. Do đó cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày là cách để cải thiện lưu lượng máu đặc biệt là những người thường xuyên hoạt động thể lực, mất nhiều mồ hôi, mất nước do tiêu chảy….

2.4. Không ngồi một chỗ quá lâu

Ngồi một chỗ quá lâu khiến cho việc lưu thông máu đặc biệt ở chân và lưng bị ảnh hưởng thậm chí có khả năng hình thành những cục máu đông. Do đó thi thoảng nên thay đổi vị trí hoặc làm một vài động tác thể dục tại chỗ để đảm bảo khả năng lưu thông máu của cơ thể luôn được đảm bảo.

2.5. Tập yoga

Yoga là một bài tập bao gồm nhiều động tác giúp máu có thể lưu thông đến tất cả các vị trí trên cơ thể. Khi được lưu thông, máu sẽ mang oxy đến tất cả các tế bào.

2.6. Trồng cây chuối

Một trong những tư thế của yoga có thể giúp máu từ phần cơ thể dưới lưu thông đến tim và não. Nằm trên sàn nhà hoặc một tấm thảm tập, đưa hai vai sát tường, co người để chân chạm tường và duỗi 2 tay thoải mái với lòng bàn tay hướng xuống đất.

2.7. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Khi chạy, đạp xe, đi bộ hoặc bơi lội, cơ thể sẽ cần cung cấp lượng oxy lớn hơn cho các cơ bắp. Điều này giúp cải thiện khả năng bơm máu của tim, làm tim khỏe hơn cũng như giúp giảm huyết áp. Thường xuyên dành ít nhất 30 để tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ giúp việc lưu thông máu được thông suốt mà còn mang lại nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của cơ thể.

2.8. Những bài tập cho vòng 3

Không chỉ giúp phái đẹp sở hữu một thân thể quyến rũ, những bài tập cho vòng 3 còn được chứng minh tăng khả năng bơm máu của tim cũng như giảm lượng đường trong máu và giảm đau lưng. Tư thế ban đầu là hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông và thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống.

2.9. Ăn nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật và hạn chế thực phẩm nguồn gốc động vật vật

Không gì tốt hơn đối với sức khỏe bằng một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng. Ăn nhiều trái cây và các loại rau quả cũng như hạn chế chất béo bão hòa trong thịt bò, thịt gà, phô mai và các thực phẩm nguồn gốc động vật khác đi kèm với chế độ ăn ít muối sẽ giúp cơ thể duy trì mức cân nặng hợp lý, đảm bảo hệ thống tim mạch khỏe mạnh qua đó cải thiện sự lưu thông máu.

2.10. Sử dụng bàn chải

Sử dụng bàn chải không chỉ với tóc mà với toàn cơ thể trong khi tắm vừa giúp loại bỏ bụi bẩn vừa có tác dụng làm tăng lưu thông máu. Chải dọc phần chân, cánh tay, bụng cũng như phần lưng dưới giúp các mạch máu được thư giãn qua đó khiến việc tuần hoàn máu tốt hơn.

2.11. Ngâm mình trong nước ấm

Ngâm mình trong nước ấm là một cách hiệu quả giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể. Nước ấm làm cách mạch máu giãn nở qua đó tăng lưu lượng máu đến các mô, cơ quan. Dành khoảng 15 phút ngâm trong nước ấm mỗi ngày còn giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại cảm giác sảng khoái.

Lưu lượng máu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi người. Việc tăng hoặc giảm lưu lượng máu đều có thể mang lại những hậu quả xấu đối với cơ thể. Giảm lưu lượng máu dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp đến các mô, cơ quan khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu cơ quan thiếu máu là tim hoặc não. Áp dụng một số phương pháp đã nêu trên có thể giúp bạn cải thiện khả năng lưu thông máu của cơ thể để luôn có được một sức khỏe tốt.

Không gì tốt hơn đối với sức khỏe bằng một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng. Ăn nhiều trái cây và các loại rau quả cũng như hạn chế chất béo bão hòa trong thịt bò, thịt gà, phô mai và các thực phẩm nguồn gốc động vật khác đi kèm với chế độ ăn ít muối sẽ giúp cơ thể duy trì mức cân nặng hợp lý, đảm bảo hệ thống tim mạch khỏe mạnh qua đó cải thiện sự lưu thông máu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *